Cầu trục nhà xưởng đang là một trong những thiết bị nâng hạ - di chuyển hàng hóa được nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn. Tiện dụng, tải trọng lớn, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm thời gian là những ưu điểm nổi bật của thiết bị này. Đầu tư cho một thiết bị cầu trục – Tại sao không?
Cầu trục nói chung và cầu trục nhà xưởng nói riêng đều là thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay. Sở dĩ thiết bị có tên “cầu trục nhà xưởng” là bởi ứng dụng chủ yếu trong các nhà xưởng. Thiết bị có kết cấu dạng cầu kết hợp với bộ máy di chuyển bằng bánh sắt.
Bộ máy bánh sắt này sẽ di chuyển trên đường ray chuyên dụng đặt trên dầm đỡ ray bằng thép hoặc bê tông. Bộ phận này còn được gọi với tên cầu lăn. Đây chính là nguyên nhân hình thành tên gọi cầu trục. Thiết bị được lắp đặt có cấu tạo cơ bản gồm dầm chính, dầm biên, pa lăng, hệ thống ray, hệ thống cấp điện, tủ điện và các phụ kiện khác.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo khách hàng doanh nghiệp, hiện nay cầu trục nhà xưởng đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau. Thậm chí cầu trục còn có nhiều kiểu phân loại như phân loại theo công dụng, phân loại theo cách dẫn động cơ cấu, phân loại theo kiểu dáng kết cấu dầm cho đến phân loại theo tải trọng…
Trong đó phổ biến nhất là phân loại theo kiểu dáng kết cấu dầm. Theo phương thức phân loại này thì hiện có 3 loại cầu trục là cầu trục một dầm, cầu trục hai dầm và cầu trục treo. Cụ thể:
Cầu trục một dầm hay cầu trục đơn là thiết bị có duy nhất một dầm chính. Dầm chính được thiết kế dưới dạng chữ I, chữ L hoặc chữ H, phổ biến nhất là dầm chính hình dầm hộp. Cầu trục một dầm có khẩu độ lớn có thể kết hợp các thiết kế dầm chính khác nhau và đúc hàn bên dưới dầm hộp. Thiết bị có khẩu độ đa dạng từ 5 mét, 8 mét cho đến 12 mét, 20 mét và tối đa 50 mét.
Cầu trục hai dầm hay cầu trục kép, cầu trục dầm đôi có kết cấu dầm chính gồm 2 dầm đặt song song nhau. Hai dầm có kích thước, vật liệu, độ dài giống hệt nhau. Dầm chủ liên kết với nhau qua hai dầm đầu (dầm biên). Trên dầm biên lắp đặt cụm bánh xe di chuyển cầu trục, bộ máy dẫn động, bộ máy di chuyển hoạt động. Thiết bị có tải trọng khá cao từ 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn đến 30 tấn. Một số mẫu cầu trục nhà xưởng được thiết kế riêng có thể chịu tải trọng 500 tấn.
Cầu trục treo được thiết kế với dầm chính treo bên phía cánh dưới của dầm dọc. Về mặt thiết kế thì dầm chính có dạng hình chữ I. Thiết kế này góp phần giúp cầu trục sử dụng được trong những không gian hẹp. Tải trọng tiêu chuẩn của cầu trục treo dưới 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn đến 5 tấn.
Không ít khách hàng phân vân không biết có nên đầu tư cho hệ thống cầu trục nhà xưởng không. Đặc biệt là khi chi phí để đầu tư trọn bộ không hề thấp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 97% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam thì việc đầu tư như vậy phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Xét đến cùng, cầu trục chỉ có nhiệm vụ duy nhất là nâng hạ, di chuyển hàng hóa. Vậy có nhất thiết phải đầu tư hay không? Tuy chỉ có duy nhất một tác dụng nhưng cầu trục lại có thể đem đến vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện thông qua:
Lợi ích đầu tiên của cầu trục nhà xưởng thể hiện thông qua khả năng tiết kiệm tối đa từ chi phí, nhân lực, vật lực cho đến thời gian. Tùy thuộc vào từng loại cầu trục mà tải trọng nâng hạ hàng hóa sẽ khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng mà không gây hư hao, rơi vỡ.
Hàng hóa mà cầu trục có thể vận chuyển có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh. Nếu sử dụng nhân công vận chuyển bằng sức người sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn nhiều. Hơn nữa chủ doanh nghiệp còn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thanh toán lương hàng tháng cho đội ngũ “bốc vác” này.
Mặt khác cầu trục nhà xưởng có thể đưa hàng hóa lên cao giúp tiết kiệm diện tích nhà xưởng. Nhờ đó thể tích chứa hàng hóa cũng sẽ tăng lên, doanh nghiệp không cần phải thuê nhiều nơi làm nhà kho, nhà xưởng nữa. Thời gian vận chuyển nhanh góp phần tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh hiệu suất làm việc để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp với hàng loạt công nhân viên chỉ có một nhiệm vụ vận chuyển sắp xếp hàng hóa sẽ như thế nào? Ngược lại một doanh nghiệp sử dụng hệ thống cầu trục kết hợp với xe đẩy hàng thì sao? Hiển nhiên doanh nghiệp thay thế sức người bằng máy móc sẽ chuyên nghiệp hơn nhiều.
Nhân viên chỉ việc điều khiển cầu trục, điều khiển xe hàng vừa nhẹ nhàng vừa nhanh chóng. Đây chính là phương thức để doanh nghiệp ghi điểm trong mắt khách hàng, đối tác cũng như tăng khả năng trên thị trường. Đối với những hàng hóa dễ vỡ, cồng kềnh, sử dụng cầu trục nhà xưởng còn là cách đảm bảo chất lượng trong khâu vận chuyển, bảo quản – tiêu chí quan trọng khi xét các chứng nhận như ISO 9001, HACCP, ISO 22000…
Chi phí ban đầu của một bộ cầu trục không hề nhỏ. Báo giá sẽ tăng lên tùy theo khẩu độ và tải trọng thiết bị. Thế nhưng chi phí này sẽ dần “hòa vốn” nhờ tiết kiệm thông qua lương công nhân vận chuyển, tiền thuê nhà xưởng diện tích lớn… Doanh nghiệp hoạt động lâu dài thì cầu trục nhà xưởng sẽ là phương thức đầu tư có lợi cho tương lai.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ với cầu trục không lớn cũng là ưu điểm nổi bật. Tình trạng mất an toàn, chấn thương khi vận chuyển hàng hóa nặng như kim loại, hợp kim sẽ không xảy ra. Cầu trục hoạt động linh hoạt trên mọi địa hình, mọi không gian, không chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ, môi trường, hao mòn thấp.
Cầu trục chính là thiết bị nâng hạ và di chuyển hàng hóa cần thiết cho mỗi nhà xưởng trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay.
نحن رافعة مصنع يقع في الصين ، توفير رافعة خدمات التخصيص العالمية رافعة العملاء. إذا كنت ترغب في تخصيص النفقات العامة رافعة, يمكنك ترك رسالة على الموقع أو البريد الإلكتروني: sales010@cranesdq.comقل لنا المعلومات التالية ، مدير المبيعات لدينا بالاتصال بك:
الاتصال لدينا كرين المتخصصين
أرسل لنا رسالة وسوف نقوم بالرد عليك في أقرب وقت ممكن.