Giải thích chi tiết nhất về cần cẩu giàn
Cổng trục được đánh giá là thiết bị cần thiết cho hoạt động nâng – hạ và di chuyển hàng hóa, vật liệu phổ biến hiện nay. Do đặc điểm về mặt chức năng nên cổng trục thường bị nhầm lẫn với cầu trục. Vậy thiết bị này là gì? Có điểm gì khác với cầu trục? Cấu tạo như thế nào? Hãy cùng giải đáp mọi thông tin qua bài viết nhé!
Cổng trục là gì và ứng dụng của cổng trục
- Cổng trục là một thiết bị được sử dụng để nâng - hạ hoặc di chuyển vật liệu, hàng hóa tập kết tại các điểm như bến bãi, nơi tập kết vật liệu. Hiểu một cách chính xác thì đây là thiết bị được dùng để nâng hạ trọn bộ với kết cấu bằng thép. Đặc điểm cơ bản của thiết bị này là hoạt động.
- Thiết kế giống với khung cổng nên có tên gọi là cổng trục. Thiết bị có hình dạng bên ngoài bao gồm hai chân đứng hơi chéo kết hợp với xà ngang vắt qua tạo thành hình một chiếc cầu. Thiết kế này cho phép thiết bị có thể hoạt động một cách linh hoạt trong phạm vi di chuyển của ray và khẩu độ.
- Cổng trục có khả năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, vật liệu với tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh trong môi trường khắc nghiệt. Vì vậy thiết bị này thường được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất sắt thép, xưởng sản xuất bê tông, nơi tập kết vật liệu hoặc tại các công trình xây dựng...
Phân loại cổng trục tại
Nhu cầu sử dụng đối với các thiết bị nâng hạ và vận chuyển hàng hóa, vật liệu đang càng ngày càng tăng. Cổng trục vì vậy cũng được sử dụng phổ biến hơn. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thiết bị này được sản xuất với chủng loại đa dạng, kết cấu phong phú, tải trọng khác nhau và được phân loại theo nhiều cách như:
- Phân loại theo thiết kế hoặc kết cấu gồm có cổng trục dầm đơn; cổng trục hai chân đứng; cổng trục một chân cứng, một chân mềm; cổng trục có công soon một bên, hai bên và bán cổng trục.
- Phân loại theo tên gọi gồm có cổng trục chữ A; cổng trục một dầm; cổng trục hai dầm; cổng trục chạy ray; cổng trục lệch; cổng trục chân dê; cổng trục long môn và cổng trục cẩu container.
- Phân loại theo tải trọng và khẩu độ gồm có ba loại: cổng trục dầm đơn có tải trọng 5 tấn, 7,5 tấn, 10 tấn, 15 tấn; cổng trục dầm đôi có tải trọng từ 5 đến 500 tấn; cổng trục có khẩu độ 5 mét, 10 mét, 15 mét,...
- Phân loại theo công dụng gồm có cổng trục dùng để lắp ráp trong lĩnh vực xây dựng; cổng trục dùng để xếp dỡ và cổng trục chuyên dụng thường ứng dụng trong những nhà máy thủy điện.
- Phân loại theo kết cấu thép bao gồm cổng trục một đầu công soon; cổng trục hai đầu công soon và cổng trục không có công soon.
Cấu tạo của cổng trục
Cổng trục gồm có nhiều loại khác nhau nên cấu tạo cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên về cơ bản thì cấu tạo của thiết bị bao gồm:
- Dầm chính có kết cấu dạng hộp hoặc bằng thép;
- Chân cổng trục đa số thiết kế theo dạng chữ A;
- Dầm đầu cổng trục;
- Hệ thống palăng nâng hạ vật liệu;
- Hệ thống điện;
- Sàn thao tác;
- Cabin điều khiển thiết bị;
- Thang trèo (leo)
Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý di chuyển thông qua bộ di chuyển bánh lốp hoặc di chuyển trên ray bằng bánh sắt đặt ở chân cổng trục. Xe con sẽ di chuyển thông qua hệ thống cáp kép hoặc qua động cơ đặt trên xe con. Cuối cùng hệ thống cáp sẽ được sử dụng để nâng – hạ hàng hóa.
Ưu điểm của cổng trục
Sở dĩ hiện nay cổng trục được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực là do hàng loạt ưu điểm nổi trội. Ưu điểm thể hiện trực tiếp thông qua 4 tiêu chí bao gồm:
Tính di động
Cổng trục là thiết bị di động cho phép người sử dụng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác có hàng hóa, vật liệu cần nâng – hạ - vận chuyển để dùng. Đặc điểm này cho phép thiết bị có cấu tạo đơn giản, kết cấu có thể tháo lắp từng phần để vận chuyển dễ hơn. Quan trọng nhất là chi phí lắp đặt mới thấp hơn nhiều so với các thiết bị khác.
Lắp đặt đơn giản
Cổng trục được cấu tạo từ 3 khối chính bao gồm dầm chính; dầm biên và chân thiết bị. Các khối này liên kết với nhau bởi các bu lông có khả năng chịu lực ở cường độ cao. Chính đặc điểm này cho phép người dùng có thể tháo dời, lắp đặt lại nhanh chóng. Quá trình vận chuyển vì vậy cũng dễ dàng hơn.
Chi phí thấp - Ứng dụng đa dạng
Cổng trục có nhiều lựa chọn khác nhau về tải trọng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp. Tương ứng với khẩu độ và tải trọng mà một bộ cổng trục sẽ có báo giá dao động trong khoảng từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Nếu so sánh với các thiết bị nâng – hạ khác thì cổng trục có chi phí thấp hơn nhiều.
Chi phí thấp không có nghĩa là chất lượng, công năng không được đảm bảo. Thiết bị này cho phép nâng hạ với tải trọng tối đa lên đến 1.000 tấn đối với dòng chuyên dụng. Ứng dụng thực tế đa dạng với nâng hạ vật liệu, nâng hạ hàng hóa cho đến nâng hạ container, nâng hạ tổng đoạn trong lĩnh vực đóng tàu, nâng hạ cửa đập thủy điện…
Hoạt động ngoài trời và trong nhà
Cổng trục có chiều cao nâng hạ không bị hạn chế nên được sử dụng cả ở trong nhà cũng như ngoài trời. Vật liệu sản xuất thiết bị cho phép chống lại mọi điều kiện thời tiết, ảnh hưởng của môi trường mà không gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.
Thiết bị có thể nâng được hàng hóa tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh mà không chịu phụ thuộc vào kết cấu có sẵn của nhà xưởng. Tải trọng hàng hóa lớn thì có thể sử dụng cổng trục dầm đơn hoặc dầm đôi. Hàng hóa tải trọng thấp thì có thể lựa chọn cổng trục đẩy tay.
Phân biệt giữa cổng trục và cầu trục
- Cổng trục và cầu trục thường bị nhầm lẫn với nhau do đều có công dụng chung và nâng hạ - di chuyển hàng hóa, vật liệu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hai thiết bị này giống nhau. Cầu trục là thiết bị được sử dụng để nâng đỡ hàng hóa, bốc xếp vật liệu trong nhà xưởng.
- Cầu trục thiết kế để có thể di chuyển trên đường ray đặt ở trên cao, chạy dọc theo nhà xưởng. Xe con mang hàng có kết cấu dạng thép di chuyển được. Cầu trục dịch chuyển đến các vị trí khác nhau trong không gian làm việc nhờ sự phối hợp giữa các chuyển động.
- Tương tự, cầu trục cũng được phân loại thành nhiều loại khác nhau thông qua ứng dụng, kết cấu dầm, thiết kế… Thiết bị này có thể chịu được tải trọng tối đa lên đến 500 tấn, thấp hơn so với một số cổng trục chuyên dụng. Điểm khác nhau cơ bản nhất của hai thiết bị này nằm ở quá trình di chuyển.
- Cả cầu trục và cổng trục đều được sử dụng với mục đích nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Sự khác biệt đến từ cách thức di chuyển. Cổng trục nâng hạ và di chuyển bằng xe con. Ngược lại cổng trục lại được di chuyển trên đường ray đặt trên mặt đất (sàn bên tông, sàn thép dạng tấm vv..)
- Mặt khác dù cầu trục đã được lắp đặt hoàn chỉnh vẫn có thể di chuyển cơ động thông qua đường ray. Bù lại cầu trục chỉ được dùng trong nhà còn cổng trục sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.
Как сделать кран из Китая
Мы являемся производителем кранов, расположенным в Китае, и предоставляем услуги по настройке кранов клиентам по всему миру. Если вы хотите настроить козловой кран, вы можете оставить сообщение на веб-сайте или Электронная почта: sales010@cranesdq.comсообщите нам следующую информацию, и наш менеджер по продажам свяжется с вами:
- Грузоподъемность (тонна): __ ?( Номинальная грузоподъемность)
- Высота подъема (м): __ ? (Высота от центра крюка до пола)
- Пролет (м): __ ? (Расстояние между центрами рельсов)
- Скорость подъема (м/мин): __ ? (Одинарная, двойная, переменная)
- Расстояние перемещения (м): __ ? (Длина рельса)
- Рабочее время: __ ? (Сколько часов в день? Сколько раз в час?)
- Какой материал необходимо поднять: __ ?
- Промышленное напряжение: __? (например: 380V, 50Hz, 3ph)
Просмотры записей: 401