Cấu tạo cầu trục ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của thiết bị. Tùy thuộc vào đặc điểm của không gian sử dụng cũng như yêu cầu về hàng hóa cần nâng hạ, di chuyển mà cầu trục sẽ được lắp đặt với các thiết bị khác nhau. Cấu tạo của cầu trục 1 dầm và cầu trục 2 dầm như thế nào?
Cầu trục là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa ra thay thế cho sức người. Cầu trục được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như phân loại theo công dụng, phân loại theo cách dẫn động cơ cấu, phân loại theo kết cấu dầm hoặc phân loại theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển….
Phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo kiểu dáng kết cấu dầm với cầu trục 1 dầm (cầu trục dầm đơn) và cầu trục 2 dầm (cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm kép). Về cơ bản thì cấu tạo cầu trục đều gồm những bộ phận chính là:
Cầu trục 1 dầm là thiết bị nâng hạ hàng hóa có tải trọng nhỏ 0,5 tấn, 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn cho đến 10 tấn. Tên gọi đã thể hiện được đặc điểm cơ bản của loại cầu trục này. Cầu trục một dầm có kết cầu một dầm chính dạng dầm hình hộp chữ I, chữ L hoặc chữ H, thường là mặt cắt dạng hộp.
Trong nhiều trường hợp nhằm gia tăng độ võng, độ cứng cho dầm chính mà người ta có thể tổ hợp giữa dầm hình chữ I và hình chữ H. Dầm biên gồm 2 bộ liên kết với dầm chính bằng bu lông dưới dạng gối đỡ hoặc đấu đầu. Ngoài ra dầm biên còn có động cơ giảm tốc và tốc độ trục ra động cơ để tạo tốc độ di chuyển cho cầu trục.
Cầu trục một dầm sử dụng pa lăng điện treo bên cánh dưới của dầm cầu trục. Pa lăng được sử dụng là loại pa lăng xích điện hoặc pa lăng cáp điện. Pa lăng có kết cấu 2 bánh hoặc 4 bánh xe với khoảng hở cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cầu trục hoạt động hiệu quả.
Cấu tạo cầu trục như vậy cho phép pa lăng di chuyển qua lại để đưa hàng hóa đến các vị trí trong nhà xưởng. Hệ thống đường ray được lắp đặt bên trên dầm đỡ ray bằng bê tông hoặc bằng thép bằng phương pháp hàn trực tiếp lên dầm đỡ, bắt bu lông móc vòng hoặc hàn cóc ray.
Cầu trục dầm đôi hay cầu trục hai dầm có khác biệt dễ nhận thấy nhất với cầu trục một dầm ở số lượng dầm chính. Cầu trục hai dầm có 2 dầm chính với vật liệu sản xuất giống nhau, kích thước giống nhau, thiết kế giống nhau hoàn toàn. Hai dầm chính được bố trí song song với nhau và liên kết với hai đầu dầm bằng bu lông theo phương pháp đấu đầu hoặc gối đỡ.
Tương tự như cầu trục dầm đơn, cấu tạo cầu trục dầm đôi cũng có sự xuất hiện của dầm biên, pa lăng, hệ thống ray di chuyển, tủ điện điều khiển và các phụ kiện khác. Tất cả tạo nên một kết cấu dầm đôi hoạt động uyển chuyển, hiệu quả như một robot di động thực sự.
Dầm biên liên kết với hai dầm chính bằng bu lông cường độ cao để đảm bảo tính chắc chắn, sự an toàn khi cầu trục hoạt động. Thiết kế của dầm biên phải vuông góc với bánh xe để tạo điểm cân bằng giữa hai dầm chính. Pa lăng (tời, xe con) có thiết kế dạng blog đặt ngồi trên khung đỡ.
Khung đỡ có kết cấu gồm 4 bánh xe chịu tải tốt. Bánh xe của xe côn được dẫn động bằng động cơ còn tang thường là loại tang kép kết hợp động cơ hộp giảm tốc rời hoặc động cơ liền hộp giảm tốc. Phụ kiện đồng bộ đi kèm là cáp thép hoặc cáp xích, tủ điện cùng những thiết bị điều khiển an toàn khác.
Cấu tạo cầu trục tuy có sự khác biệt giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi nhưng mục đích không hề thay đổi. Thiết bị ra đời nhằm giúp con người nâng hạ, di chuyển hàng hóa nhanh chóng, tốn ít công sức hơn. Các bộ phận của cầu trục sẽ phối hợp với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Dầm chính sẽ liên kết cứng với dầm biên tạo thành khung đỡ chắc chắn theo cả phương ngang và phương đứng. Hệ thống ray, pa lăng và các bánh xe đảm nhiệm nhiệm vụ đưa hàng hóa di chuyển đến vị trí người dùng mong muốn. Cơ cấu di chuyển trên pa lăng được sử dụng để nâng – hạ, vật tải dưới sự điều khiển của kỹ thuật viên.
Tùy thuộc vào cấu tạo cầu trục mà tải trọng của thiết bị cũng khác nhau. Cầu trục dầm đơn thường được ứng dụng tại những nhà kho, nhà xưởng có nhu cầu nâng hạ hàng hóa tải trọng nhỏ 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn cho đến 10 tấn. Trong khi đó cầu trục dầm đơn có kết cấu hai dầm chắc chắn hơn có khả năng chịu tải trọng lớn hơn.
Thiết bị cho phép nâng hạ hàng hóa có kích thước cồng kềnh lên độ cao tới trên 15 mét, tải trọng lên đến 500 tấn. Toàn bộ cầu trục sẽ hoạt động thông qua điều khiển và được cấp điện qua hệ cấp điện gồm tủ điện điều khiển, hệ cáp điện ngang (máng C, pa lăng dạng sâu đo, cáp mềm dẹt…) hoặc hệ cấp điện dọc (hệ ray điện an toàn 3P hoặc 4P…)
Cầu trục là công cụ đắc lực cho nhiều công trình yêu cầu nâng hạ vật tải, hàng hóa như nhà xưởng, bến bãi, bến cảng, công trình xây dựng…
Мы являемся производителем кранов, расположенным в Китае, и предоставляем услуги по настройке кранов для клиентов по всему миру. Если вы хотите настроить мостовой кран, вы можете оставить сообщение на веб-сайте или Электронная почта: sales010@cranesdq.comсообщите нам следующую информацию, и наш менеджер по продажам свяжется с вами:
Свяжитесь с нашими специалистами по кранам
Отправьте нам сообщение, и мы свяжемся с вами как можно скорее.