Phụ kiện cầu trục đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của cầu trục. Cầu trục có cấu tạo gồm những thiết bị chính và phụ kiện nhằm nâng hạ, di chuyển hàng hóa theo ý muốn trong nhà xưởng, nhà kho, sân bãi vật liệu, bến cảng…
Cầu trục là thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa phổ biến được ứng dụng trong nhiều công trình hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng, cầu trục được sản xuất với mẫu mã, tải trọng, khẩu độ đa dạng. Thiết bị tùy thuộc vào chủng loại sẽ có tải trọng từ 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn cho đến tối đa là 500 tấn
Phụ kiện cầu trục được sử dụng còn tùy vào loại thiết bị, tải trọng. Hiện nay về cơ bản cầu trục được chia thành hai loại là cầu trục một dầm (cầu trục dầm đơn) và cầu trục hai dầm (cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm kép. Kết cấu của hai loại cầu trục này không quá khác nhau. Cả hai đều có cấu tạo gồm:
Dầm chính đóng vai trò như khung nâng đỡ cho toàn bộ cầu trục. Dầm chính được chế tạo theo hình chữ I, hình chữ L hoặc hình chữ H dưới dạng hình dầm hộp. Cầu trục một dầm chỉ có duy nhất một dầm chính với khẩu độ tối đa là 35 mét. Trong trường hợp tải trọng lớn, dầm chính có thể kết hợp thiết kế và đúc hàn bên dưới dầm hộp để tăng độ cứng, độ võng của cầu trục.
Cầu trục hai dầm sở hữu kết cấu gồm 2 dầm chính giống hệt nhau về kích thước, vật liệu cho đến kiểu dáng, độ dày. Hai dầm chính được đặt song song với nhau và gắn liền thông qua liên kết vuông góc với dầm biên bằng bu lông. Do sở hữu đến 2 dầm chính nên tải trọng của cầu trục dầm đôi cao hơn nhiều so với cầu trục dầm đơn.
Dầm biên (dầm đầu, dầm cuối) có cấu tạo gồm khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc, bộ phận giảm chấn. Động cơ giảm tốc giúp cấu trục có thể di chuyển hàng hóa. Bộ pận giảm chấn được làm từ chất liệu cao su tăng cường sự ổn định của pa lăng trong quá trình di chuyển.
Pa lăng là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ di chuyển và nâng hạ hàng hóa. Pa lăng của cầu trục một dầm có kết cấu theo kiểu 2 hoặc 4 bánh treo bên trên cánh dưới của dầm chính. Ngược lại pa lăng của cầu trục dầm kép lại được lắp đặt phía trên của thanh ray đặt trên đỉnh dầm giúp mang hàng hóa.
Tủ điện và các bộ phận nguồn điện có trách nhiệm cung cấp năng lượng để cầu trục hoạt động. Thông thường tủ điện sẽ được đấu nối, lắp đặt bởi kỹ sư tại Việt Nam.
Bên cạnh những bộ phận cơ bản cấu thành nên cầu trục thì còn có sự xuất hiện của hàng loạt phụ kiện lớn nhỏ khác. Mỗi phụ kiện cầu trục đều có chức năng riêng, hiệu quả riêng trong quá trình thiết bị hoạt động. Trong đó có thể kể đến như:
Tay điều khiển cầu trục
Tay điều khiển cầu trục có hai loại là tay điều khiển cầu trục có dây với chiều dài dây nối từ 9-15 mét và tay điều khiển cầu trục không dây. Loại có dây gắn liền với pa lăng. Phụ kiện này cho phép lắp đặt ở tất cả cầu trục hoặc cổng trục. Tay điều khiển giúp điều khiển cầu trục từ xa mà không phải tiếp xúc trực tiếp. Từ đó đảm bảo an toàn cho người điều khiển.
Rulo cuốn cáp lò xo
Rulo cuốn cáp lò xo trang bị để cuốn nhả cáp điện tự động khi cầu trục hoạt động, Chiều dài cáp có thể lên đến 50 mét tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Phụ kiện có thể cấp nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha cho các thiết bị như cầu trục, mâm từ, cổng trục hoặc các cơ cấu di chuyển khác.
Bánh xe cầu trục
Hiển nhiên bánh xe là phụ kiện cầu trục không thể thiếu giúp di chuyển hàng hóa theo ý muốn. Bánh xe hiện nay có kích thước khác nhau, chất liệu thường là thép rèn hoặc thép cây đúc (C45). Khách hàng có thể lựa chọn giữa bánh xe chủ động hoặc bánh xe bị động. Thông thường một bộ bánh xe cho cầu trục gồm 2 bánh xe chủ động, 2 bánh xe bị động và 2 bánh răng con.
Móc cẩu
Móc cẩu có hai loại là móc cẩu đơn và móc cẩu kép. Về mặt cấu tạo thì cả hai loại đều gồm móc, tấm chặn, đinh chốt và puli. Trong đó puli cáp là bộ phận dẫn hướng cáp cho cầu trục, tời nâng, tời kéo và thay đổi hướng đi của lực kéo. Ngoài ra puli cáp còn giúp tăng lực kéo cho tời kéo, pa lăng.
Puli cáp có thể coi là một phụ kiện cầu trục độc lập để lắp đặt riêng hoặc kết hợp với nhau thành một cụm. Móc cẩu đơn thường dùng để nâng hàng hóa, vật dụng với tải trọng tối đa 125 tấn. Móc cẩu kép có sức nâng tốt hơn với tải trọng lên đến 200 tấn hoặc hơn tùy loại.
Tay trang điều khiển
Tay trang điều khiển là vật dụng được lắp đặt phía bên trong cabin của cầu trục, cần trục hoặc cổng trục. Hiện nay tay trang đóng mở có đến 5 cấp độ hoạt động qua cơ cấu truyền bánh răng đóng mở tiếp điểm để có thể tháo rời.
Ray điện cầu trục
Ray điện cầu trục 1P thường đi cùng căng ray điện, chổi tiếp điện, thanh cố định chổi điện và kẹp ray điện đồng bộ. Ray điện cầu trục 3P thường có kết cấu liền khối hoặc ray rời theo pha dòng điện định mức ray điện rời. Ngoài ra còn có ray cầu trục 4P, ray cầu trục 6P, ray hộp 3P, ray hộp 4P 50A…
Cáp cấp điện cầu trục
Cáp cấp điện cầu trục là một trong 3 cách cấp điện cho cầu trục bên cạnh ray điện an toàn và rulo cuốn cáp. Cáp cấp điện có hai loại là cáp tròn và cáp dẹt. Cáp dẹt phổ biến hơn nhờ ưu điểm không bị xoắn, dễ thu nhả, tính thẩm mỹ cao.
Ngoài những phụ kiện cầu trục kể trên thì hiện còn có rất nhiều phụ kiện khác như dây điện cầu trục, mạch điện cầu trục, hạn chế hành trình, má phanh…
เราเป็นผู้ผลิตเครนที่ตั้งอยู่ในประเทศจีน ให้บริการปรับแต่งเครนให้กับลูกค้าเครนทั่วโลก หากคุณต้องการปรับแต่งเครนเหนือศีรษะ คุณสามารถฝากข้อความไว้บนเว็บไซต์หรือ อีเมล:sales010@cranesdq.comบอกพวกเราทำตามข้อมูลของเราและการขายตัวจัดการจะติดต่อคุณ:
ติดต่อของผู้เชี่ยวชาญมารถเครน
ส่งข้อความมาถึงพวกเราและพวกเราจะกลับมาหาคุณเร็วที่สุดเท่าที่เป็นไปได้